Bị đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì và có nguy hiểm không?
28-08-2023 | 10:19
Đau bụng dưới rốn ở nữ là tình trạng thường gặp, gây ra nhiều sự hoang mang, lo lắng cho chị em phụ nữ. Biết được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn tìm ra cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả cao, an toàn. Vậy bị đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì và có nguy hiểm không? Nội dung bài viết sau của siêu thị Kalakala sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn trên.
Bị đau bụng dưới rốn ở nữ là tình trạng gì?
Theo các chuyên gia, đau bụng dưới rốn ở nữ là tình trạng có liên quan mật thiết đến đường tiêu hóa, tiết niệu hoặc cơ quan sinh sản. Cơn đau bụng dưới rốn thường bắt đầu nhẹ nhàng, sau đó tăng dần, thậm chí dữ dội, khiến chị em có cảm giác cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống, công việc hàng ngày.
Đau bụng dưới rốn ở nữ là tình trạng có liên quan mật thiết đến đường tiêu hóa, tiết niệu hoặc cơ quan sinh sản
Bị đau bụng dưới rốn ở nữ do nguyên nhân nào gây ra?
Có thể bạn đã từng phải đối mặt với tình trạng bị đau bụng dưới rốn ở nữ. Thực tế, hiện tượng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đối tượng do các nguyên nhân dưới đây gây ra:
- Đau cơ: Một số chị em bị căng cơ, đau cơ do tập thể dục hoặc chấn thương có thể đau bụng dưới dưới rốn. Tuy nhiên, cơn đau này sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu như bạn biết cách sử dụng thuốc giảm đau hoặc nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.
- Mang thai: Phụ nữ mang thai, nhất là 3 tháng cuối thai kỳ có thể bị đau bụng dưới rốn. Theo các chuyên gia, tình trạng này là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp diễn ra. Nếu như chị em thấy cơn đau ngày càng dữ dội hoặc xuất hiện chảy máu âm đạo thì phải đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám kịp thời, đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
- Mang thai ngoài tử cung: Mang thai ngoài tử cung là biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Khi gặp phải tình trạng này, buồng trứng của chị em sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến hậu quả đau bụng dưới rốn khó chịu.
- Đầy hơi: Đầy hơi là nguyên nhân phổ biến hàng đầu khiến bạn bị đau bụng dưới bên trái. Bởi vì, khi đường tiêu hóa vô tình “nuốt” phải không khí bên ngoài, khiến lượng khí tích tụ nhiều trong bụng sẽ đau tức bụng dưới bên trái ở nữ.
- Viêm ruột thừa: Viêm ruột thừa cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau bụng phải ở nữ giới. Bụng phải nữ là nơi tiếp giáp giữa ruột non và ruột già. Ruột thừa là một phần nhỏ của ruột nằm ở vị trí này. Khi ăn uống, thức ăn có thể bị mắc kẹt ở đây gây viêm, sưng và nhiễm trùng, từ đó dẫn đến những cơn đau bụng dưới bên phải.
Một số chị em bị căng cơ, đau cơ do tập thể dục hoặc chấn thương có thể đau bụng dưới dưới rốn
Bị đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì?
Nếu bạn bị đau bụng dưới rốn ở nữ thường xuyên, dữ dội thì đừng chủ quan. Bởi vì, đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn đằng sau:
- U xơ tử cung: U xơ tử cung là bệnh lý lành tính, gặp chủ yếu ở đối tượng phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi. Tuy nhiên, khi u xơ này phát triển với kích thước lớn sẽ chèn ép thành tử cung gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đau lưng và đau ở bụng dưới ở nữ khó chịu.
- U nang buồng trứng: U nang buồng trứng là bệnh lý xuất phát từ việc các tế bào, hormon trong buồng trứng phát triển quá mức, bất thường gây đau bụng dưới rốn. Một số biểu hiện kèm theo dễ nhận biết là giảm cân bất ngờ, không rõ lý do.
- Nhiễm trùng tiết niệu: Nhiễm trùng tiết niệu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây ra các biểu hiện như tiểu mót, tiểu buốt và đau ở bụng dưới. Chị em phụ nữ cần theo dõi sát sao bệnh lý này bởi vì nhiễm trùng tiết niệu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, viêm thận, bể thận,...
- Tắc nghẽn ruột non: Tắc nghẽn ruột non thường xuất hiện ở toàn bộ hoặc chỉ một phần ruột non, gây cản trở quá trình lưu thông thức ăn đến hệ tiêu hóa. Đây là bệnh lý điển hình khiến nhiều chị em bị đau bụng dưới rốn khó chịu.
- Bệnh dạ dày - tá tràng: Đau bụng dưới rốn là triệu chứng cảnh báo bệnh lý dạ dày - tá tràng. Nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do thói quen sinh hoạt kém và có chế độ ăn uống không lành mạnh, uống nhiều rượu bia,...
- Thoát vị rốn: Thoát vị rốn là bệnh lý có biểu hiện một phần nội tạng bị lòi ra ngoài do những cơ bụng ở rốn và xung quanh rốn đóng không kín, gây ra đau bụng dưới rốn ở nữ. Bệnh này chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh. Theo thống kê, có 1% trẻ em bị thoát vị rốn mỗi năm, trong đó có 90% trẻ nhỏ từ vong khi khi lên 5 tuổi.
U nang buồng trứng là bệnh lý xuất phát từ việc các tế bào, hormon trong buồng trứng phát triển quá mức, bất thường gây đau bụng dưới rốn
Biện pháp điều trị đau bụng dưới rốn ở nữ hiệu quả
Sau khi đã tìm hiểu về các nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn ở nữ, siêu thị Kalakala sẽ bật mí một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng đau bụng dưới rốn ở nữ hiệu quả:
- Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ điều trị để kiểm soát cơn đau bụng dưới ở nữ. Những loại thuốc này sẽ giúp hạn chế tạm thời cơn đau, nhằm giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh.
- Truyền dịch: Bác sĩ sẽ cân nhắc để truyền chất lỏng vào tĩnh mạch để khắc phục tình trạng mất nước và giúp ruột được nghỉ ngơi, từ đó hạn chế cơn đau nhức khó chịu.
Sau khi giảm được cơn đau bụng dưới rốn ở nữ tạm thời, bác sĩ sẽ thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng dưới rốn, từ đó lên phác đồ điều trị chính xác, hiệu quả, đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh.
Biện pháp phòng ngừa bị đau bụng dưới rốn ở nữ
Bị đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì đã được siêu thị Kalakala giải đáp chi tiết ở phần trên, dưới đây là các biện pháp giúp phòng ngừa bị đau bụng dưới rốn ở nữ hiệu quả:
- Bạn có thể chườm bụng bằng túi chườm ấm hoặc chai nước nóng để giúp phòng ngừa hiện tượng đau bụng dưới ở nữ do rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh,...
- Tắm nhiều bằng nước ấm.
- Bạn nên uống nhiều nước để giúp ích cho hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
- Bạn cần tránh xa các thực phẩm quá cay, nóng, cà phê, rượu bia,...
- Hãy nghỉ ngơi, thư giãn khoa học, đúng cách.
- Đến ngay cơ sở y tế nếu thấy có biểu hiện bất thường tại cơ thể.
Bạn cần tránh xa các thực phẩm quá cay, nóng, cà phê, rượu bia,...
Bài viết trên đây của siêu thị Kalakala đã giúp bạn đọc giải đáp băn khoăn: “Bị đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì và có nguy hiểm không?”. Sức khỏe chính là tài sản quý giá nhất của mỗi người chúng ta, bởi vì, ngay khi xuất hiện dấu hiệu đau bụng khó chịu, bất thường này thì bạn hãy báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám, điều trị kịp thời, hiệu quả và hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm tiềm ẩn đằng sau.