Có thai bao lâu thì đau bụng dưới? Cách thư giãn giúp giảm đau bụng
29-09-2023 | 03:03
Đau bụng dưới khi mang thai là dấu hiệu thường gặp, tuy nhiên nó dễ bị nhầm lẫn với đau bụng kinh thông thường. Trước những cơn đau bụng dưới thì nhiều chị em thắc mắc không biết đó có phải dấu hiệu mang thai hay không. Vậy có thai bao lâu thì đau bụng dưới và cách phân biệt với đau bụng kinh như thế nào?
Dấu hiệu đau bụng dưới khi mang thai
Đau bụng dưới là dấu hiệu thường gặp của đau bụng kinh, đau bụng rối loạn tiêu hóa và khi mang thai. Tuy nhiên, đau bụng dưới khi mang thai thường sẽ có các dấu hiệu khác biệt như sau:
- Cơn đau lệch hẳn về một bên
- Vào những tuần đầu thai kỳ, vùng bụng dưới của mẹ bầu sẽ hơi căng tức nhẹ
- Các cơn đau bụng âm ỉ, xuất hiện với tần suất không nhiều và thường chỉ kéo dài khoảng 3 - 7 ngày.
- Các cơn đau dữ dội hơn khi cười, hắt hơi, đứng hoặc ngồi quá lâu.
Nếu chỉ dựa vào dấu hiệu đau bụng dưới thì chưa thể xác định chính xác chị em có mang thai hay không. Ngoài dấu hiệu đau bụng dưới thì chị em có thể quan sát các triệu chứng khác như trễ kinh, căng tức ngực, xuất hiện máu báo thai, buồn nôn, dị ứng với mùi,... Khi có triệu chứng đau bụng dưới như trên thì chị em nên đến cơ sở y tế để được xét nghiệm máu và siêu âm nhằm chẩn đoán chính xác việc mang thai.
Khi mang thai ở những tuần đầu, chị em thường đau bụng dưới âm ỉ trong 3 - 7 ngày
Có thai bao lâu thì đau bụng dưới?
Có thai bao lâu thì đau bụng dưới là thắc mắc của nhiều chị em. Theo các chuyên gia, bà bầu thường gặp phải tình trạng đau bụng dưới ở tuần thai thứ 5 và thứ 6. Vì thời điểm này thai đã di chuyển vào tổ, làm tổ trong tử cung gây ra đau bụng hoặc xuất hiện máu báo thai.
Quá trình thai làm tổ an toàn khiến chị em đau bụng dưới âm ỉ trong vài ngày. Đây là điều bình thường, không đáng lo ngại. Vì vậy chị em hãy bình tĩnh, đừng quá lo lắng để không ảnh hưởng tới sức khỏe và thai nhi.
>> XEM THÊM: Nổi mụn xung quanh đầu nhũ hoa khi mang thai là bị gì, nguy hiểm không?
Quá trình thai làm tổ an toàn khiến chị em đau bụng dưới âm ỉ trong vài ngày
Phân biệt đau bụng kinh và đau bụng khi có thai
Mặc dù đau bụng dưới khi mang thai và đau bụng kinh có biểu hiện tương đối giống nhau nhưng vẫn có một vài sự khác biệt như sau:
Đau bụng kinh
- Đau âm ỉ liên tục, co thắt vùng bụng dưới, thường đau trước kỳ kinh 1 - 3 ngày và đau dữ dội nhất và ngày đầu tiên đến ngày thứ hai của chu kỳ. Sau đó cơn đau sẽ giảm vào ngày thứ ba.
- Cơn đau có thể lan ra vùng thắt lưng và đùi, cảm giác căng tức bụng dưới, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa,... Ngoài ra, một số người có thể bị chuột rút vùng bụng dưới khoảng 1 - 2 ngày trước khi đến kỳ kinh và sẽ hết khi hết kỳ kinh nguyệt.
Đau bụng dưới khi mang thai
- Đau lệch hẳn về 1 bên, đau bụng âm ỉ và kéo dài khoảng 3 ngày - 1 tuần.
- Đau nhiều hơn khi hắt hơi, cười, ngồi hoặc đứng lâu.
- Trong những tuần thai đầu, bà bầu có thể bị đau bụng dưới kèm theo các triệu chứng khác như tức bụng, ốm nghén, dị ứng với mùi, buồn nôn và nôn nhiều.
Đau bụng dưới khi mang thai thường xuất hiện ở tuần thai thứ 5 và thứ 6
Cách giảm đau bụng dưới khi mang thai
Các cơn đau bụng dưới xuất hiện với tần suất không nhiều và nhanh chóng biến mất sau một vài ngày. Tuy nhiên, bà bầu có thể thư giãn để làm giảm các cơn đau này bằng một số cách sau:
- Massage bụng nhẹ nhàng: Giúp lưu thông máu, giảm căng thẳng, thoải mái tinh thần và giảm đau bụng hiệu quả. Chị em xoa bụng theo chiều kim đồng hồ và chỉ nên xoa 5 phút mỗi ngày trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Bổ sung khoáng chất cần thiết: Các loại vitamin tổng hợp có hàm lượng axit folic cao rất cần thiết cho bà bầu trong những tuần đầu thai kỳ. Khi có các dấu hiệu mang thai chị em nên đến cơ sở ý tế thăm khám để được chuyên gia tư vấn để biết cách bổ sung dưỡng chất phù hợp.
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh: Ngoài vitamin tổng hợp, bà bầu cần bổ sung thêm trái cây, rau xanh giàu axit folic, sắt, vitamin B6, vitamin C,...
- Không mặc quần áo bó sát: Quần áo bó sát vùng bụng sẽ làm cơn đau bụng càng thêm khó chịu và cản trở quá trình lưu thông máu nuôi dưỡng thai nhi. Vì thế khi mang thai chị em nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu co giãn, thấm hút mồ hôi tốt để thai nhi phát triển dễ dàng hơn.
- Vận động nhẹ nhàng, ngồi đúng tư thế: Bà bầu có thể ngồi thẳng, kê thêm 1 chiếc ghế thấp để đặt chân cho thoải mái. Bên cạnh đó, chị em nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng sau một thời gian ngồi lâu.
Xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ, 5 phút mỗi ngày vào 1 thời điểm nhất định giúp lưu thông máu tốt hơn và giảm đau bụng hiệu quả
Như vậy, trong tuần thai thứ 5 và thứ 6 chị em thường gặp phải triệu chứng đau bụng dưới nhưng đừng quá lo lắng vì đây là lúc thai làm tổ thuận lợi. Hy vọng giải đáp chi tiết trên đây cho thắc mắc có thai bao lâu thì đau bụng dưới mang đến thông tin hữu ích cho chị em. Hãy xây dựng chế độ ăn lành mạnh, bổ sung đầy đủ vitamin khoáng chất và vận động nhẹ nhàng giúp thư giãn cơ thể để giảm thiểu các cơn đau bụng khi mang thai nhé.