Top Những Cách Cầm Máu Nhanh Nhất Khi Bị Đứt Tay Chân Tại Nhà
17-08-2023 | 10:23
Theo nghiên cứu, trung bình mỗi năm trên thế giới có hơn 1,5 triệu ca tử vong do gặp tai nạn mất máu nhiều. Dù là vết thương lớn hay nhỏ, bạn cũng cần có những phương pháp sơ cứu, cầm máu kịp thời để không ảnh hưởng đến tính mạng. Dưới đây là top những cách cầm máu nhanh nhất khi bị đứt tay chân tại nhà, bỏ túi ngay để chăm sóc gia đình tốt nhất!
Trong cuộc sống, ai ai cũng sẽ gặp phải những trường hợp bất trắc, xảy ra trầy xước, đứt tay, đứt chân. Có nhiều người sẽ biết cách sơ cứu kịp thời nhưng có người chủ quan không quan tâm đến việc chăm sóc vết thương sao cho hợp lý. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy như hoại tử, nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Kalakala sẽ mách bạn top những cách cầm máu nhanh nhất khi bị đứt tay chân tại nhà, tham khảo ngay để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc nhé!
Trường hợp gì xảy ra nếu không cầm máu vết thương kịp thời?
Cầm máu tạm thời sẽ giúp vết thương nhanh lành, không nguy hiểm đến tính mạng
Nếu không cầm máu và xử lý vết thương kịp thời sẽ gây ra những nguy hiểm như mất máu gây suy nhược cơ thể, choáng váng, ngất xỉu, chóng mặt, xanh xao. Đối với trường hợp đặc biệt nặng còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng, gây tử vong.
Top những cách cầm máu nhanh nhất khi bị đứt tay chân ngay tại nhà
Nâng vùng vết thương lên cao hơn tim
Để máu ngừng chảy, bạn cần nâng cao vùng vết thương lên cao hơn tim. Dùng băng gạc và bông gòn ấn mạnh lên vết thương giữ chặt cho đến khi miệng vết thương khép lại, máu sẽ ngừng chảy. Đối với trường hợp máu chảy quá nhiều làm ướt bông, bạn có thể thay bằng miếng khác và tiếp tục ấn giữ.
Những vết thương ở chân, nên đặt người bệnh nằm xuống, vẫn nâng vết thương cao hơn tim giúp lưu lượng máu chảy ít, nhanh đông hơn.
Sử dụng nước đá để máu ngừng chảy
Việc chườm đá lên vết thương không chỉ giúp giảm sưng tấy, đau rát mà còn giúp máu ngừng chảy hiệu quả. Điều bạn cần làm là bọc viên đá trong tấm khăn rồi đặt lên vết thương. Lưu ý không nên đặt đá trực tiếp lên vết thương hở.
Đặc biệt khi thực hiện phương pháp này, bạn nên xác định nhiệt độ cơ thể có đang ở mức trung bình hay không. Tuyệt đối không nên sử dụng đá để cầm máu khi cơ thể bị sốt hoặc lạnh hơn bình thường.
Dùng nghệ để cầm máu
Nhiều người thường áp dụng cách cầm máu đứt tay sâu bằng nguyên liệu nghệ tươi hoặc bột nghệ. Nghệ nổi tiếng với công dụng chống viêm, kháng khuẩn, có khả năng làm sạch vi khuẩn trên vết thương. Cách thực hiện là sau khi rửa sạch vết thương dưới vòi nước sạch, giã nhuyễn nghệ tươi và đắp lên vùng da bị chảy máu. Phương pháp này sẽ hạn chế được tình trạng nhiễm trùng, tệ nhất là hoại tử.
Đắp muối lên vết thương
Muối có thể giúp khử trùng, chống viêm nhiễm hiệu quả
Muối có công dụng sát trùng, giảm viêm, ngăn ngừa ngứa rát và viêm da. Tuy có hơi xót và khó chịu, nhưng việc đắp muối lên vết thương sẽ giúp máu ngừng chảy nhanh chóng. Điều này còn giúp sát khuẩn, loại bỏ tình trạng nhiễm trùng cho vết thương.
Dùng trà xanh để xử lý vết thương
Theo nhiều nghiên cứu, trà xanh có hợp chất Epicatechin gallate, Epicatechin giúp chống oxy hóa, diệt khuẩn, kháng viêm có khả năng làm sạch ngăn ngừa nhiễm trùng. Khi bị thương, bạn có thể dùng nước chè rửa sạch, sát trùng trực tiếp lên vùng có vết thương hở.
Trà xanh có công dụng thúc đẩy sản sinh collagen, tái tạo da, giảm sưng viêm, có khả năng cầm máu cực hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Rửa sạch lá chè ngâm với nước muối để loại bỏ bụi bẩn, thuốc trừ sâu (nếu có).
Bước 2: Cho lá chè vào nồi với lượng nước vừa đủ và đun sôi. Sau đó để lửa nhỏ đun tiếp thêm 10 phút để lá chè tiết ra chất tốt cho vết thương.
Bước 3: Điều chỉnh nhiệt độ nước chè ở độ ấm vừa phải sau đó rửa vết thương. Cuối cùng rửa sạch vết thương với nước để loại bỏ cặn bã của lá trà xanh.
Sử dụng mỹ phẩm có chất nhờn để cầm máu
Đây có thể là cách mà không phải ai cũng biết giúp xử lý vết thương nhanh gọn lẹ, không cần tốn quá nhiều thời gian. Khi bị thương, bạn có thể dùng mỹ phẩm có chất nhờn hoặc Vaseline để bôi lên. Không chỉ có công dụng cầm máu và còn giúp bảo vệ da khỏi vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng với vết thương cắt nông.
Cây nhọ nồi giúp xử lý vết thương hiệu quả
Cây nhọ nồi có công dụng cầm máu, chống viêm nhiễm
Nhọ nồi còn được gọi là cỏ mực, thường mọc ở ruộng, bờ sông, bờ suối. Thực vật này có rất nhiều công dụng, trở thành bài thuốc dân gian trị được nhiều bệnh. Theo Y học, cỏ nhọ nồi có chứa vitamin K, hỗ trợ cầm máu đối với vết thương ngoài da. Ngoài ra còn có khả năng ngăn ngừa chảy máu tử cung, điều trị huyết áp.
Bột cà phê giúp cầm máu khi đứt tay chân ở nhà
Không cầm máu kịp thời sẽ gây ra nhiều trường hợp nguy hiểm như mất máu, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng. Cách đơn giản nhất để xử lý cầm máu khi đứt tay chân ở nhà, bạn có thể đắp trực tiếp bột cà phê lên vết thương để ngăn chặn máu đang chảy.
Bột cà phê có công dụng se khít miệng vết thương, giảm chảy máu và hỗ trợ vết thương mau lành hơn. Tuy nhiên đây chỉ là thủ thuật cấp bách, đối với vết thương nặng nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức.
Biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng sau khi cầm máu vết thương
Một số cách nhận biết vết thương bị nhiễm trùng là
- Vết thương chảy dịch vàng, xanh lá, kèm theo mùi hôi, khó chịu.
- Có dấu hiệu đau sưng tấy đỏ.
- Vùng đỏ lan rộng cách vết thương 2-3mm.
- Có biểu hiện sốt, mệt mỏi và lờ đờ.
- Qua nhiều ngày vết thương không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn đau hơn.
- Sức khỏe của người bệnh sa sút, suy yếu.
Xử lý vết thương đúng cách sẽ tránh được nhiều trường hợp nguy hiểm đến tính mạng
Vậy cách xử lý vết thương nhiễm trùng như thế nào? Tùy vào mức độ nặng nhẹ và sức khỏe của người bệnh, bạn có thể giải quyết ngay tại nhà. Bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh, điều trị nhiễm trùng, thuốc hạ sốt, thuốc giảm sưng viêm. Đặc biệt nên dùng oxy già hoặc muối sinh lý để vệ sinh vết thương thường xuyên 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút, đều đặn đến khi hết tấy đỏ và giảm chảy dịch vàng.
Nhiều người nghĩ để vết thương thở và không băng kín là điều tốt giúp vết thương nhanh lành. Nhưng thực tế điều này khiến chúng dễ dàng tiếp xúc với các tác nhân gây hại dẫn đến nhiễm trùng. Cách tốt nhất để vết thương mau lành là giữ độ ẩm, tránh để vết thương khô lại và đóng vảy vì rất khó lành và mất nhiều thời gian để phục hồi hơn.
Đối với những trường hợp vết thương không cầm được máu, bị nhiễm trùng nặng, người bị mất máu rơi vào tình trạng hôn mê, bất tỉnh. Hãy đến bệnh viện ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, giảm thiểu các diễn biến xấu nhất có thể xảy ra.
Thực hiện nguyên tắc cầm máu cơ bản sẽ giúp vết thương nhanh lành
Hoặc sau khi đã được cầm máu tại nhà và máu đã ngừng chảy, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ thực hiện vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ các dị vật có trong vết thương. Đặc biệt có thể tiêm ngừa theo chỉ định để chống nhiễm trùng hoặc các trường hợp khác.
Trầy xước, đứt tay, đứt chân thông thường chỉ là tai nạn nhỏ ít người để ý và quan tâm. Điều này dẫn đến việc vết thương không được xử lý đúng cách gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy bạn cần tuân thủ nguyên tắc cầm máu tạm thời như sát trùng, vệ sinh vết thương, thực hiện sơ cứu theo kiến thức cơ bản ngay tại nhà để giảm tình trạng nhiễm trùng.
Hy vọng những thông tin trên về mẹo cầm máu tại nhà hiệu quả, đơn giản sẽ giúp bạn có thể mẹo chăm sóc bản thân và gia đình. Đừng quên ghé thăm trang web Kalakala thường xuyên để bỏ túi nhiều bí quyết làm đẹp, chăm sóc sức khỏe và nhận được nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhé!